Lưu Linh là gì? Tại sao gọi là đệ tử Lưu Linh

Phần lớn người Việt – khi nói cũng như viết – đều hiểu “đệ tử Lưu Linh” là những người hay uống rượu, thậm chí là nghiện rượu, không phải là nhân vật tích cực. Vậy, “Lưu Linh” là ai?

Đệ tử là gì?

Đệ tử hay còn gọi là đồ đệ, môn đệ, môn đồ, môn sinh là một người học việc, nếu bạn quan tâm đến một kỹ năng nào đó và muốn học nó, thì bạn cần phải tìm một sư phụ và học nó như một đệ tử.

Lưu Linh – Nhân vật lịch sử Trung Quốc

Vào cuối đời Ngụy đầu đời Tấn có một người là Lưu Linh. Ông tự Bá Luân, một trong bảy thành viên của “Trúc Lâm thất hiền” – nhóm những học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo. Bên cạnh năng lực trí tuệ, học vấn, Lưu Linh nổi tiếng về khả năng uống rượu, suốt đời xem rượu là bạn và lấy rượu làm vui. Lưu Linh học rộng tài cao nhưng không màng danh lợi. Tương truyền, ông thường ngồi trên một chiếc xe hươu kéo với những vò rượu lớn và uống triền miên, sai người vác cuốc theo sau và bảo mình chết ở đâu thì chôn ở đó. Ông có bài Tửu đức tụng ca ngợi đức của rượu và người uống rượu được người đời truyền tụng.

Lưu Linh là gì
Lưu Linh – Nhân vật lịch sử Trung Quốc

Tửu đức tụng

Chàng là một người đầy cao quí,
Đối với chàng, Trời Đất chỉ là một buổi sáng,
Và vĩnh hằng chỉ là một thoáng chốc.
Mặt trăng và mặt trời chỉ là những cánh cửa sổ,
Tám sa mạc là sân nhà chàng.
Chàng đi không để lại dấu vết,
Không ở tại một ngôi nhà nào.
Lấy trời làm nhà, lấy đất làm chiếu,
Chàng theo đuổi sự phóng túng của mình.
Khi dừng lại chỉ là để nâng lên chén rượu hay ôm bầu rượu,
Khi đi chỉ là để mang theo một bình rượu hay lấy đi chai rượu.
Rượu là công việc duy nhứt của chàng,
Chàng chẳng biết gì hơn nữa.

Một ông chúa trẻ thuộc nhà cao quí, và một quan về hưu,
Nghe nói đến những thói quen của ta,
Đã bài bác cách sống của ta.
Họ vung tay áo, nắm tay lại,
Mắt dữ dằn đảo qua đảo lại và răng thì nghiến chặt lại,
Họ dạy ta những phép tắc xã giao,
Phải thế nầy và không được thế kia, nghe như tiếng bầy ong,
Nhưng vào lúc đó, ông thầy kia,
Nắm lấy một cái vò, cầm lên một cái chén,
Đưa chén lên miệng nốc hết rượu, rồi vuốt râu nằm thẳng cẳng,
Lấy men làm gối, lấy cặn rượu làm gối dài.

Chẳng suy nghĩ gì, chẳng lo âu gì,
Hạnh phúc của chàng thật là toàn vẹn!
Thoắt thấy chàng say mèm, thoắt thấy chàng tỉnh rượu.
Lắng tai nghe, chàng không nghe thấy sấm rền,
Chú mắt nhìn, chàng chẳng thấy hình núi Thái sơn,
Không thấy lạnh giá và nóng bức cắn xé da thịt mình,
Cũng không thấy thành công và ham muốn gây những đam mê.
Chàng cúi nhìn đám người đông như kiến cỏ,
Họ giống như bèo tấm trôi trên sông Giang sông Hàn,
Hai vị cao sang kia đứng cạnh,
Với chàng, chỉ giống con ong hay con sâu.

Từ tích truyện trên, “Lưu Linh”, “đệ tử Lưu Linh”, “thần Lưu Linh” đi vào ngôn ngữ văn chương và đời sống với hàm nghĩa chỉ những người say sưa rượu chè. Bên cạnh đó, vì Lưu Linh coi thường danh lợi, chỉ thích lang thang đây đó nên ngữ liệu trên còn mang hàm nghĩa chỉ những người trôi nổi đó đây, không nghề nghiệp ổn định. Thành ngữ “Lưu Linh lạc địa” chính là từ hàm nghĩa này.
Ví dụ: Trong bài hát của Hồng Nhan của Jack có đoạn Rap:

Vì lúc ấy ta còn trẻ nên đời bạc và mưu sinh 
Anh chưa học hết lớp 10 người ta gọi là lưu linh 
Anh gắn bó với sông nước và cảnh vật này hữu tình 
Còn người ta cho em áo lụa hỏi tại sao chẳng phụ mình

Các mẫu nậm rượu phổ biến:

Lưu Linh là gì? Tại sao gọi là đệ tử Lưu Linh
Bộ Nậm Rượu 4 Chén NR04
Lưu Linh là gì? Tại sao gọi là đệ tử Lưu Linh
Nậm Rượu Giá Rẻ Men Rạn Giả Cổ Bát Tràng NR01
Lưu Linh là gì? Tại sao gọi là đệ tử Lưu Linh
Nậm Rượu Bát Tràng Men Rạn Giả Cổ Giả Rẻ NR02
Lưu Linh là gì? Tại sao gọi là đệ tử Lưu Linh
Nậm Rượu Đẹp Men Lam Cổ Họa Tiết Long Ẩn Bát Tràng NR03


source https://neon.vn/blogs/luu-linh-la-gi-tai-sao-goi-la-de-tu-luu-linh.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Danh sách 300++ backlink mới nhất miễn phí 2022 đã kiểm chứng

Hướng dẫn thay pin chìa khóa (remote) ô tô, xe máy

Trúc lâm thất hiền – Ý nghĩa và câu truyện